TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ VĨ ĐẠI CỦA NGƯỜI ARGENTINA
Rio de Janeiro trước trận chung kết đậm đặc một màu xanh biếc Argentina. Từ bãi biển Copacabana, Ipanema đến khu Lapa và trung tâm thành phố, đâu đâu cũng bắt gặp những dòng người Argentina.
Dân chúng từ xứ sở tango đa phần đến Brazil bằng xe riêng nên thành phố Rio de Janeiro đã phải bố trí cho họ tập trung tại khu Sambodromo, là nơi đào tạo và diễn ra các lễ hội samba hằng năm.
Sống chung cùng các cổ động viên Argentina một ngày trong khu trại đó,
Thanh Niên Online đã có dịp hiểu thêm về cuộc hành hương vì bóng đá của họ, cũng như cảm nhận rõ hơn tình yêu mà người dân xứ sở tango dành cho trái bóng tròn, cho Maradona, cho Messi và cho đội tuyển.
Người Argentina gọi Maradona là “Dios” (hoặc D10S, ghép chữ Dios và số 10 - số áo của Maradona), tức Chúa trời; và họ gọi Messi là El Messias, Đấng cứu thế.
Mỗi lần đội tuyển du đấu, họ dẫn cả nhà trèo đèo lội suối đi theo cổ vũ. Tại World Cup 2014, hàng chục ngàn người, trong số hàng trăm ngàn cổ động viên Argentina đến Brazil, đã lái xe chở theo bạn bè, người thân theo chân đội tuyển.
Dưới đây là một số hình ảnh sinh hoạt trong khu vực đóng trại của cổ động viên Argentina tại Rio de Janeiro
Chờ đến lượt để đánh răng, rửa mặt tại khu Sambodromo ở Rio de Janeiro
Một cổ động viên Argentina đang xắt thịt chuẩn bị bữa tối
Chị Mariana Latzina đến từ Buenos Aires; gia đình chị di chuyển và sống trong ngôi nhà di động được hoán cải từ một chiếc xe buýt Mercedes-Benz cũ
Có 6 chiếc giường trong ngôi nhà này, dành cho bố của chị, chị Mariana, con trai, một người em trai, một người em gái và một người bạn của gia đình. Toàn bộ gia đình không có vé vào sân, chỉ có thể xem ở khu Fan Fest nhưng họ vẫn vui và vẫn hết mình cổ vũ cho đội tuyển
Buồng tắm và căn bếp trong ngôi nhà di động
Chị Mariana sống ở Buenos Aires; khi tôi hỏi chị có phải là cổ động viên River Plate không, chị cười: “Không đời nào! Người dễ thương thế này phải là cổ động viên của Boca Juniors”
Gia đình chị đã mua ngôi nhà di động này với giá 38.000 USD
Còn đây là chiếc xe của câu lạc bộ câu cá Chaqué la Espina đến từ Santa Fe. Chiếc xe được đặt tên El Negrito Costero (Bờ biển đen) nhìn rất cồng kềnh và cũ kỹ, nhưng có thể chạy đường trường với tốc độ 100 km/giờ
Anh Juan Luis Vessella (26 tuổi, trái) và anh Gaston Martin Ingaramo, 27 tuổi cùng 8 thành viên khác của Chaqué la Espina đi trong chiếc xe này. Juan Vessella kể anh chỉ có một lần duy nhất được vào sân, đó là trận Argentina thắng Iran 1-0 ở vòng đấu bảng
Cùng nhau chuẩn bị bữa tối trong ngôi nhà di động
Xe có 10 giường cho 10 thành viên, người trẻ nhất trong nhóm là anh Jon Morgan (21 tuổi, ở trần)
Các thành viên luân phiên lái xe trong cuộc hành hương kéo dài 1 tháng
Nhóm của Juan Vessella mang theo rượu thảo mộc bán để kiếm thêm tiền đổ xăng
Còn đây là anh Maxi Dominguez đến từ Buenos Aires với ngôi nhà di động nhỏ gọn nhưng ngăn nắp; anh Maxi là người rất may mắn khi có vé xem tất cả các trận đấu của Argentina tại World Cup
Hình ảnh Messi bên ngoài chiếc xe thùng của anh Maxi Dominguez
Tác giả (bìa phải) trong ngôi nhà của câu lạc bộ câu cá Chaqué la Espina
Chiếc xe thùng này có chủ nhân đến từ Puan, tỉnh Buenos Aires
Cảnh sát và xe chuyên dụng chống bạo động canh gác bên ngoài khu trại của cổ động viên Argentina