Nếu như ở kỳ World Cup 2002, lần đầu tiên các quốc gia châu Á vượt qua được vòng bảng với thành tích loạt vào vòng hai của Nhật Bản, và đặc biệt là kỳ tích đứng hạng tư thế giới của Hàn Quốc, có nhiều ý kiến cho rằng: sở dĩ như vậy là do họ được thi đấu trên sân nhà và nhờ sự hậu thuẫn lớn từ trọng tài.
Hàn Quốc ngậm ngùi về nước - Ảnh: AFP
Và ý kiến trên càng có cơ sở khi trên đất Đức bốn năm sau đó, cả bốn quốc gia Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Iran đều phải nói lời từ giã World Cup ngay từ vòng đấu bảng.
Đến năm 2010, châu Á đã giành được hai suất vào vòng hai một cách hết sức thuyết phục của Hàn Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt ở vòng hai, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ chịu thua sát nút trước Urugoay (1-2) và Paragoay (0-0, thua 3-5 penalty). Hai đội mà sau này một đội đã đạt được hạng tư thế giới, còn một đội chỉ chịu thua 0-1 trước nhà vô địch thế giới Tây Ban Nha.
Và kỳ World Cup lần này, ngoài Úc rơi vào bảng đấu quá khó, Iran tỏ ra yếu thế trong bảng đấu của mình thì Nhật Bản và Hàn Quốc đều rơi vào những bảng đấu không phải là quá nặng.
Nhất là Nhật Bản khi mà họ được đánh giá ngang bằng với Bờ Biển Ngà, được đánh giá cao hơn so với Hy Lạp, đặc biệt là được chơi hơn người hơn 60 phút trong trận đấu với Hy Lạp nhưng họ lại không cụ thể hóa thành chiến thắng và cuối cùng đành ngậm ngùi về nước sau trận thua đậm đà 1-4 trước Colombia.
Còn Hàn Quốc sau khi có trận ra quân thành công xuất sắc cầm hòa đội bóng đươc đánh giá cao hơn là Nga. Nhưng đến lượt trận thứ hai gặp đội bóng được đánh giá thấp hơn là Algeria thì bất ngờ Hàn Quốc lại bị thua đậm 2-4. Và Hàn Quốc lại cũng đã phải nói lời chia tay World Cup sau trận thua 0-1 trước đội tuyển Bỉ.
Có thể nói việc không có đại diện nào tại vòng hai kỳ World Cup lần này tuy không phải là điều gì quá bất ngờ nhưng nếu đã là người châu Á thì đều mong các đội bóng của châu lục mình sẽ thi đấu tốt, giành kết quả khả quan.
Vì vậy thất bại này nó không chỉ là nỗi buồn riêng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran mà đó còn là nỗi buồn chung của hơn bốn tỉ người da vàng!